Bên cạnh đó, tội phạm mạng có thể thuê botnet theo tháng hoặc mua dưới dạng mã nguồn bị rò rỉ. Lợi dụng vai trò tinh vi của Botnet, các tội phạm mạng triển khai dịch vụ tạo Botnet để đẩy mạng tần suất tấn công với quy mô lớn.
Botnet, hay còn gọi là mạng lưới các thiết bị công nghệ bị nhiễm phần mềm độc hại, từ bàn chải điện thông minh đến các thiết bị mạng công nghiệp mà tội phạm mạng có thể lợi dụng để triển khai hàng loạt các cuộc tấn công tự động, chẳng hạn như DDoS. "Mirai là một trong những ví dụ điển hình về tấn công botnet. Phần mềm độc hại này hoạt động bằng cách quét mạng internet để tìm các thiết bị IoT có mật khẩu yếu, sau đó sử dụng thông tin đăng nhập có sẵn để truy cập và lây nhiễm các thiết bị này. Các thiết bị bị nhiễm trở thành một phần của mạng lưới botnet, và tội phạm mạng có thể thực hiện nhiều hành vi tấn công mạng khác nhau từ xa", Alisa Kulishenko – Chuyên gia phân tích bảo mật tại Kaspersky Digital Footprint Intelligence giải thích.
Các botnet tương tự Mirai thường được các kẻ tấn công tạo ra với mục đích buôn bán rộng rãi. Theo đó, quy trình lây nhiễm, loại phần mềm độc hại, cơ sở hạ tầng và kỹ thuật lẩn trốn các công cụ phát hiện phần mềm độc hại đươc thiết kế riêng biệt cho từng mục đích của kẻ tấn công. Giống như món "hàng hóa" được rao bán trên thị trường dark web, mức giá của chúng dựa trên chất lượng mà thay đổi khác nhau. Trong năm nay, giá botnet thấp nhất là 99 đô la Mỹ, còn những mạng lưới phức tạp hơn có thể lên tới 10.000 đô la Mỹ.
Các botnet luôn có sẵn để cho thuê với mức giá dao động từ 30 đến 4,800 đô la Mỹ mỗi tháng. "Ước tính lợi nhuận từ các cuộc tấn công này có thể vượt xa chi phí thuê hoặc mua botnet. Tội phạm mạng có thể sử dụng botnet để đào tiền điện tử, tấn công ransomware, và nhiều hoạt động phi pháp khác. Các công ty nguồn mở báo cáo rằng số tiền chuộc trung bình lên tới hai triệu đô la Mỹ! Trong khi đó, việc thuê botnet chỉ tốn một khoản phí nhỏ và chỉ cần một cuộc tấn công thành công là có thể hoàn vốn", Alisa Kulishenko nhấn mạnh. Điều đáng báo động là kể từ đầu năm 2024, các chuyên gia của Kaspersky đã ghi nhận hơn 20 lời đề nghị cho thuê hoặc bán botnet từ các diễn đàn dark web và kênh Telegram. Những con số này cho thấy botnet đang trở thành một "vũ khí" nguy hiểm và dễ dàng tiếp cận đối với tội phạm mạng.
* Dark web: Còn gọi là web đen, là một phần của internet - không thể truy cập được bằng các trình duyệt web thông thường như Google Chrome, Safari hay Firefox. Nó hoạt động trên các mạng đặc biệt được gọi là darknet, sử dụng các giao thức mã hóa phức tạp để che giấu danh tính và vị trí của người dùng.
Các lựa chọn khác: Botnet bị rò rỉ và dịch vụ tạo botnet
Ngoài việc mua các botnet có sẵn, kẻ tấn công còn có những cách thức tiết kiệm hơn để sở hữu những mạng lưới này. Tương tự dữ liệu bị rò rỉ, mã nguồn của botnet cũng có thể bị tin tặc tung lên mạng. Dựa trên phân tích 400 bài đăng trên dark web và Telegram từ đầu năm 2024 từ báo cáo của Kaspersky Digital Footprint Intelligence, tội phạm mạng có thể truy cập miễn phí hoặc phải trả phí từ 10 đến 50 đô la Mỹ để vào mã nguồn bị rò rỉ. Tuy nhiên, botnet lấy từ nguồn rò rỉ thường là lựa chọn của những kẻ tấn công ít kinh nghiệm vì chúng dễ dàng bị các giải pháp bảo mật phát hiện.
Nhân tố tấn công có thể thuê dịch vụ để tạo mạng botnet riêng biệt. Chi phí phát triển phần mềm độc hại không giới hạn ở bất kỳ mức giá cụ thể nào và thường bắt đầu ở mức 3.000 đô la Mỹ. Theo Alisa Kulishenko, "các tác nhân phát triển phần mềm độc hại thường được lựa chọn dựa trên danh tiếng đối tượng trong ngành, chẳng hạn như xếp hạng trên diễn đàn" và phần lớn các giao dịch này diễn ra riêng tư thông qua tin nhắn cá nhân.
0 nhận xét:
Post a Comment